Kỹ thuật trồng chuối - FAO

Kỹ thuật trồng chuối - FAO

Thứ tư - 11/04/2018 10:47
Chuối là một loài cây thân giả, thân thật nằm ở dưới đất. Xung quanh thân thật mọc ra các chồi, sau đó chồi phát triển thành một cây chuối mới.
1 cay chuoi
Thân thật ở dưới đất mọc ra các chồi non.

2 cau tao cay chuoi
Lá chuối rất lớn, các bẹ lá xếp với nhau thành thân giả.

Sau 7-8 tháng, khi có khoảng 30 lá, cây bắt đầu ra hoa, bao gồm cả hoa đực và hoa cái xếp vào nhau hình thành búp chuối.

3 giai doan no hoa
Búp chuối sau này phát triển thành buồng bao gồm hoa đực ở cuối và hoa cái ở trên xếp thành nải như hình bàn tay.
4 ben trong qua chuoi 

Kỹ thuật trồng.
Chuối có thể trồng trong thời gian dài, nhưng nếu muốn năng suất cao thì cần phải làm đất tốt, đề nghị đào xới đất lại sau 7-10 năm.
Sau khi đào xới đất, tập trung trồng cây họ đậu trong 2 năm. Sau đó đào cây lên và dùng như một loại phân xanh, tiếp tục trồng chuối như ban đầu.
Tại Bờ Biển Ngà, chuối được đào lên sau khi thu hoạch được 3 mùa. Sau đó người ta trồng lại ngay.
Các nông trường truyền thống thường chỉ trồng chuối trong thời gian ngắn. Ví dụ, 5 năm ở Cameroon, 2-4 năm ở các nước châu phi xích đạo. Ở đây người ta thường trồng chuối xen canh với các loại cây khác, như ở Công Gô người ta trồng cùng lúc với cao su hoặc cọ dầu, 2 loài cây này cho thời gian thu hoạch lâu hơn nên người ta trồng xen canh với chuối để thu hoạch sớm.
 
Chuẩn bị trồng
  1. Làm đất
  2. Đào hố theo hàng
  3. Trồng.
Làm đất:
Một số nơi đất quá ướt làm rễ không mọc được, để ráo nước người ta đào mương cách nhau 15m và một mương dài bao quanh.
Khoảng cách trồng phụ thuộc vào phương pháp trồng, tuy nhiên khoảng cách phổ biến là từ 2-2.5m, còn trồng xen canh với các loài cây khác thì cách nhau khoảng 5m.
Trước khi trồng 2 tháng, đào lỗ sâu 60cm rộng 60cm sau đó lấp đầy bằng phân hữu cơ và phân chuồng.
Chuối không chịu được gió mạnh, chắn gió bằng cách trồng tre bao quanh, tre sau này còn có thể tận dụng làm cọc đỡ buồng.
Chuối được trồng chủ yếu từ chồi, chọn chồi cao khoảng 0.5-1m từ cây khỏe mạnh có tuổi đời từ 3-6 năm. Giữ ở nơi râm mát 3-4 ngày.
Trước khi trồng, cắt ngắn chồi còn khoảng 50cm, nhúng trong dung dịch KMnO4.
Thời gian trồng tốt nhất là cuối mùa khô, trồng vào thời gian này làm cây không bị thối rễ, đồng thời khi mùa mưa đến làm rễ bén nhanh hơn.

5 lam luong
2 tháng sau khi đào lỗ, đào lấy phân hữu cơ và phân chuồng ra, lấy đất lớp bên trên (Bên trái hình) đổ xuống dưới cùng, đặt chồi vào lỗ (sâu khoảng 10cm tính từ mặt đất đến rễ). Đổ lớp phân mới đào xung quanh gốc, cuối cùng lấy lớp đất bên dưới (bên phải hình) đổ trên cùng.
 
Chăm sóc chuối sau khi trồng.
  1. Giữ sạch đất
  2. Bón phân
  3. Tỉa cây
  4. Ngăn cây bị đổ xuống
  5. Chăm sóc quả
  6. Bảo vệ cây khỏi dịch bệnh và côn trùng
Giữ sạch đất.
Cỏ thường phát triền mạnh khi chuối mới bắt đầu trồng. Khi chuối lớn, cỏ dần bị chết đi do thiếu nắng. Nhưng nếu cỏ không chết thì dùng Gramoxone (thuốc trừ sâu sinh học), trộn 0.4L với 400L nước xịt cho mỗi hecta.
Rải một lớp phủ bằng cỏ hoặc lá khô vào cuối mùa mưa, lớp lá khô sau đó bị phân hủy và cung cấp độ ẩm cho đất vào mùa khô.
Nếu đất quá thấp – ngập nước cần làm mương để rút nước. Ở những nơi đất quá khô cần thêm hệ thống tưới.
Tìm nguồn nước ổn định từ sông – hồ. Đào mương, cấp nước qua cống hoặc đập để tạo độ ẩm ổn định cho chuối.
 
Bón phân.
Sử dụng phân hữu cơ bón vào gốc, lá cây sau khi cắt bỏ và phân hủy dưới đất cũng là một nguồn cung chất hữu cơ.
Chuối trồng với số lượng lớn cần phải bón thêm đạm, lân, kali.
Liều lượng cho mỗi cây trong một năm:
Đạm: 750g Amoni sunfat hoặc 300g Ure.
Lân: 300g Dicalcium phosphate hoặc 500g Canxi hidro photphat.
Kali: 600g KCl.
Ngoài ra cần bổ sung 500g vôi bột cho mỗi cây mỗi năm. Nitơ và Kali chia ra bón từ 4-5 lần mỗi năm. Phân Lân và vôi bột bón vào cuối mùa mưa hoặc cuối mùa khô, thời gian này làm phân không bị mưa rửa trôi.
Có thể dùng phân bón tổng hợp NPK, cây non dùng 1.5kg NPK 10-10-20 mỗi cây mỗi năm một lần. Cây khi ra trái dùng 1.5kg NPK 5-12-24.
 
Cắt chồi
(Đây là ví dụ đối với loại chuối sau 10 tháng thu hoạch)
4 tháng sau khi trồng, chỉ để lại một chồi còn lại cắt hết. 4 tháng sau, cây lớn đã 8 tháng tuổi, cây nhỏ 4 tháng tuổi, tiếp tục cắt bớt chồi chỉ để lại 1.
Sau 10 tháng, cây lớn đã có thể thu hoạch và sau đó cắt bỏ, cây tiếp theo đã 6 tháng tuổi, cây nhỏ nhất 2 tháng.
6 than that
 
Chống buồng
Buồng chuối sau này rất nặng nên cần phải chống tránh gãy cây. Cắt 2 khúc tre buộc chéo vào nhau như hình, đào 2 lỗ nhỏ dưới gốc để tránh trơn trượt.
7 chong buong
 
Chăm sóc trái.
Cắt hoa đực và nải đầu tiên khi hoa bắt đầu mọc dài ra. Bọc một lớp nilon hoặc nhựa xung quanh buồng, đục các lỗ nhỏ xung quanh tấm nilon để quả có thể thở được. Các tấm nilon có nhiệm vụ bảo vệ chuối khỏi mưa – nắng và bệnh đốm lá.
 
8 mot
Các loại côn trùng và bệnh dịch.
  1. Mọt đục các lỗ nhỏ trên thân chuối, làm buồng kém phát triển
  2. Các loại sâu đất chuyên ăn rễ chuối.
  3. Các loại côn trùng khác như rệp vảy, bọ trĩ…
  4. Bệnh Panama, nguyên nhân do một loại nấm nhỏ làm yếu và gãy lá, khi bị bệnh bên trong bẹ lá có màu đỏ nâu.
  5. Sigatoka -  Bệnh đốm đen, đốm vàng.
  6. Virus khảm thuốc lá
  7. Thiếu kẽm
  8. Thiếu magie
 
Thu hoạch chuối
Sau khoảng 9 tháng, chuối thu hoạch vẫn còn xanh, sản lượng lớn nhất trong 3 mùa đầu, dao động từ 30-50 tấn/ha.
Sau khi thu hoạch, người ta bắt đầu kiểm tra và phân loại. Thông thường hàng xuất khẩu không chấp nhận chuối có vỏ bị đốm đen, vì vậy các sản phẩm không đạt yêu cầu về thẩm mỹ hay kích thước đều phải giữ lại bán trong nước với giá rẻ.
9 do chuoi
Dụng cụ đo chuối

Thị trường khó tính như Châu Âu hay Nhật Bản ngoài yêu cầu về thẩm mỹ còn cần phải đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe, từ thổ nhưỡng đến quy trình chọn giống, chăm bón, thu hoạch, đóng gói.
Chuối đạt chuẩn xuất khẩu sau đó được đưa đến cảng và vận chuyển trong container lạnh, thời gian vận chuyển tùy điểm đến, VD như từ Việt Nam đến Trung Quốc mất khoảng 1 tuần.
Để tăng thời gian sử dụng cho sản phẩm, chuối được duy trì nhiệt độ 13,3oC trong quá trình vận chuyển, quá trình bốc dỡ cũng yêu cầu thực hiện nhẹ nhàng tránh dập nát.
Chuối sau đó tiếp tục đưa đến kho để ủ chín, sản phẩm cuối cùng được đưa đến và bán trong siêu thị.
 
Những điều ít người biết về chuối:
  • Chuối là một trong những loại quả rẻ và được tiêu thụ nhiều nhất. Giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2016 ước lượng đạt khoảng 11.8 tỷ USD. Mỹ và liên minh châu Âu cũng là nơi nhập khẩu chuối nhiều nhất, trung bình người Mỹ ăn 10kg chuối mỗi năm.
  • Chuối có tác dụng chống trầm cảm, vì có chứa tryptophan, một loại protein mà cơ thể người chuyển thành serotonin, loại chất có tác dụng thúc đẩy thư giãn và cải thiện tâm trạng.
  • Lớp mỏng giữa vỏ và ruột chuối có tác dụng làm giảm cảm giác ngứa do muỗi đốt.
  • Một quả chuối kích cỡ trung bình chứa 95 calo, cung cấp năng lượng nhanh, không chứa cholesterol, và có thể sử dụng với người đang ăn kiêng.
  • Chuối có hàm lượng cao kali và pectin (pectin làm giảm cholesterol trong máu và làm chậm sự hấp thu glucose), trong chuối cũng có sẵn magiê, vitamin C và B6, các chất chống ôxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do.
  • Chuối có tác dụng giảm sưng tấy vết thương, bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường type 2, hỗ trợ giảm cân, giữ hệ thần kinh khỏe mạnh, giúp cơ thể sản sinh tế bào bạch cầu
  • Xuất khẩu chuối có vai trò quan trọng đối với một số quốc gia Mỹ Latinh và Caribe. Ví dụ, xuất khẩu chuối chiếm 40% tổng lượng xuất khẩu của Ecuador, tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho khoảng 2 triệu người.
Click để đánh giá bài viết
Kỹ thuật trồng chuối - FAO
Điểm: 5 / 5 trong tổng số 2 đánh giá.

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy chất lượng nội dung website như thế nào

Thống kê
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay1,130
  • Tháng hiện tại4,100
  • Tổng lượt truy cập1,882,077
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây