Những lưu ý trước khi lắp đặt aquaponic

Những lưu ý trước khi lắp đặt aquaponic

Thứ năm - 07/09/2017 03:47
Trước khi bạn có kế hoạch lắp đặt một hệ aquaponic hoặc mua một hệ thống hoàn chỉnh, chúng tôi khuyên bạn nên xem qua danh sách dưới đây để đảm bảo tốt quá trình xây dựng và vận hành.
lap dat aquaponic


Yếu tố cá nhân:
  • Bạn đã tham gia một nhóm có kinh nghiệm aquaponic? Chúng tôi khuyên bạn nên học hỏi kinh nghiệm aquaponic từ những người đi trước. Tích lũy kiến thức càng nhiều càng tốt trước khi mua hoặc tự lắp đặt aquaponic.
  • Bạn là người thích tự chế - DIY, hay bạn thích mua một sản phẩm hoàn chỉnh? Đây là một xem xét quan trọng trước khi xây dựng. Tự thiết kế - xây dựng thường rất thú vị và học được nhiều kinh nghiệm nhưng sẽ mất nhiều thời gian khắc phục hậu quả do aquaponic là một hệ thống phức tạp.
  • Bạn thường xuyên đi công tác hoặc du lịch dài ngày? Một số bộ phận trong aquaponic có thể tự động nhưng một số phải quan sát và vận hành ít nhất vài phút trong ngày. Trong trường hợp bạn đi vắng thì cần một người có thể vận hành aquaponic để thay thế.
  • Mục tiêu của bạn là gì? Bạn muốn tự sản xuất thực phẩm sạch cho gia đình hay thử nghiệm cho mô hình thương mại. Mỗi mục tiêu đều có hướng mở rộng và đa dạng sản phẩm khác nhau.
  • Bạn có đủ tiền để mua toàn bộ thiết bị và tiền mua thức ăn cho cá? Aquaponic là một hệ thống cần chi phí để vận hành liên tục.

Chuẩn bị mặt bằng:
  • Bạn có bao nhiêu diện tích cho aquaponic? Diện tích quyết định phương án thiết kế, lựa chọn mô hình phù hợp. Ngoài ra khi thiết kế cần không gian đi lại để thu hoạch và chăm sóc cây.
  • Nền có chịu được sức nặng của aquaponic? Chỉ tính riêng bể cá 1000L đã nặng hơn 1 tấn. Các hệ thống lắp đặt trên sân thượng cần quan tâm đặc biệt đến yếu tố này.
  • Nền có dễ dàng làm sạch nếu bị ướt? Aquaponic thường xuyên bị trào nước hoặc bị bắn tung tóe ra ngoài, vì vậy cần thiết kế nền có thể thoát nước tốt và cao hơn một chút so với mặt bằng chung.
  • Bạn có tiếp cận được nguồn nước sạch thường xuyên không? Hệ thống thường sẽ mất 1-3 % lượng nước mỗi ngày do bốc hơi tự nhiên và thoát nước qua lá. Tốt nhất là luôn có nguồn nước dự trữ không có clo.
  • Nguồn điện có ổn định không? Một số nơi thường mất điện gây nguy hiểm cho cá, nhất là nuôi với mật độ cao. Vì vậy có thể cần lắp đặt thêm nguồn điện dự phòng hoặc lắp thêm hệ thống điện mặt trời.
  • Vị trí lắp đặt có an toàn không? Trẻ em và vật nuôi thường gây nguy hiểm cho aquaponic. Gà, vịt, chó, mèo… tăng nguy cơ lây nhiễm vi rút cho cá, làm hỏng hệ thống dẫn nước. Trẻ em có thể chui lọt vào bể cá hoặc bị điện giật nếu hệ thống không được bảo vệ.

Yếu tố môi trường:
  • Nguồn nước của bạn lấy từ đâu? Chất lượng nước là yếu tố rất quan trọng với cá và hệ vi sinh. Tóm lại nguồn nước cần khử hết clo, xử lý độ cứng – pH, loại bỏ kim loại nặng các chất gây ô nhiễm khác.
  • Môi trường có thường xuyên thông gió không? Thông gió giúp cân bằng độ ẩm, nhiệt độ, và các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.
  • Môi trường có cần hệ thống làm mát hoặc sưởi ấm không? Tùy theo khí hậu từng vùng có biên độ nhiệt cao theo ngày (Miền núi) hoặc theo mùa (Miền bắc), cần có phương pháp quản lý để đưa nhiệt độ về khoảng tối ưu.
  • Hệ thống có tiếp cận được nguồn ánh sáng tự nhiên không? Cây trồng cần ánh sáng từ 10 – 16 giờ mỗi ngày. Nếu thiếu ánh sáng mặt trời cần bổ sung nguồn sáng nhân tạo.

Nuôi trồng:
  • Bạn định trồng cây gì? Có 3 mô hình aquaponic chính, đó là Media bed, NFT, DWC. Mỗi loại cây đều phù hợp với mỗi loại mô hình khác nhau. Media bed phù hợp để trồng các loại cây dài ngày như cà chua, ớt, dưa chuột. DWC phù hợp để trồng các loại rau ăn lá như xà lách, cải bắp, cải cầu vồng… Kết hợp mô hình Media bed và DWC tạo ra một hệ thống khỏe mạnh hơn. Hiểu được từng loại cây muốn trồng giúp bạn điều chỉnh phù hợp mức dinh dưỡng, nhiệt độ và những yếu tố khác.
  • Bạn định nuôi cá gì? Mỗi loài cá đều có dải nhiệt độ tăng trưởng tối ưu. Ở vùng khí hậu nhiệt đới, các loại cá phù hợp là cá rô phi, cá chép, cá chẽm, lăng đen… hoặc bạn cũng có thể nuôi cá koi để làm cảnh. Xem thêm các loại cá phù hợp với aquaponic

Một số bộ phận và dụng cụ kiểm tra cần thiết:
  • Bể cá
  • Khay trồng
  • Bể chứa (với mô hình media bed)
  • Ống và phụ kiến ống nước
  • Siphon (với mô hình media bed)
  • Bơm nước
  • Sục khí
  • Hệ thống chiếu sáng (bổ sung)
  • Hệ thống sưởi ấm (bổ sung)
  • Hệ thống giám sát (bổ sung)
  • Hệ thống điện dự phòng (bổ sung)
  • Bộ hẹn giờ
  • Bộ lọc cacbon để khử clo (bổ sung)
  • Bộ kiểm tra chất lượng nước (amoniac, nitrat, pH)
  • Dung dịch để điều chỉnh pH và độ cứng nước
  • Nguồn thức ăn ổn định cho cá
  • Các loại thuốc trừ sâu (chuyên dùng cho aquaponic) và phòng chữa bệnh cá
  • Dụng cụ làm vườn như bình xịt, kéo, găng tay, lưới vớt cá…
  • Nguồn hạt giống và cá giống
Click để đánh giá bài viết
Những lưu ý trước khi lắp đặt aquaponic
Điểm: 4.5 / 5 trong tổng số 2 đánh giá.

  Ý kiến bạn đọc

  • Mầu Danh Cường

    Tôi đag muốn làm một mô hình aqua quy mô thuong mại, dt 800m². Rất mong đc chỉ giáo

      Mầu Danh Cường   16/03/2020 01:58
  • Quang Trung Dao

    Cho hỏi những thùng trắng lớn dùng để chứa nước và nuôi cá được mua từ đâu vậy add

      Quang Trung Dao   19/02/2018 04:18
Thăm dò ý kiến

Bạn thích mô hình nông nghiệp nào nhất?

Thống kê
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay9,779
  • Tháng hiện tại201,954
  • Tổng lượt truy cập9,973,956
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Tắt Quảng Cáo [X]
Lê Fan Handmade